Logistics và vai trò của logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp

Đối với những người hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa chắc chắn không còn xa lạ gì với khái niệm logistics là gì? Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khách hàng chưa hiểu hết được khái niệm, vai trò của logistics. Hãy cùng Kiến Vàng HCM tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay dưới đây. 

Logistics là gì? 

Theo Điều 233 Luật thương mại Việt Nam: 

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Logistics là gì? Vai trò của logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp
Logistics là gì?

Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng CSCMP: 

“Quản trị logistics là một phần trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm các công việc: hoạch định, thực hiện, kiểm soát vận chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ cũng như các thông tin liên quan tới nơi hàng xuất phát tới nơi cần tiêu thụ theo nhu cầu khách hàng.

Hoạt động cơ bản của quản trị logistics cơ bản bao gồm: quản trị vận tải hàng hóa xuất – nhập; quản trị thiết lập mạng lưới logistics; quản trị đội tàu, kho bãi, vật liệu, thực hiện đơn hàng; quản trị tồn kho; quản trị hoạt định cung – cầu; quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba”. 

Hiểu một cách đơn giản thì logistics là khâu trung gian có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Các hoạt động chủ yếu của logistics bao gồm: Vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu, quản lý kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng… 

Bên cạnh đó, Logistics còn thực hiện các nhiệm vụ khác như tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, dịch vụ khách hàng, lên kế hoạch cho sản phẩm và đóng gói các sản phẩm cần thiết. 

Lịch sử Logistics

Ngành logistics đã có từ thời cổ đại, trong chiến tranh của đế chế Hy Lạp và La Mã. Những chiến binh Logistikas làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, vũ khí, thuốc men,…đến doanh trại. 

Logistics là gì? Vai trò của logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp
Logistics đã xuất hiện từ thời cổ đại

Đây là một trong những yếu tố quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến kéo dài. Quân địch thì luôn tìm cách phá hủy nguồn cung ứng của hậu phương nên quá trình vận chuyển, phân phối nhu yếu phẩm cần sự phối hợp của nhiều người, từ đó hình thành nên hệ thống mà ngày nay chúng ta gọi là logistics. 

Từ sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, vai trò của logistic càng được nâng cao rõ rệt. Minh chứng là Mỹ và đồng minh luôn triển khai công tác hậu cần, cung cấp vũ khí, đạn dược, quân trang cho quân đội đúng thời điểm nhờ quản lý logistics. 

Ngành Logistics phát triển qua các giai đoạn cụ thể như sau: 

  • Logistic tại chỗ: Hình thành từ chiến tranh thế giới thứ 2 với mục đích cụ thể là hợp lý hóa hoạt động độc lập của cá nhân hoặc dây chuyền sản xuất. 
  • Logistics cơ sở sản xuất: Hình thành từ những năm 50 của thế kỷ 20. Những hoạt động logistics được thực hiện chủ yếu tại các bộ phận cơ sở sản xuất, đảm bảo nguồn cung vật liệu, quá trình sản xuất ổn định, hiệu quả nhất. 
  • Logistics công ty: Hình thành vào những năm 1970. Đây là hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu giữa nhiều cơ sở, quy trình sản xuất của công ty như nhà máy với kho hàng, tổng đại lý với đại lý phân phối bán lẻ. 
  • Logistics chuỗi cung ứng: Hình thành vào năm 1980. Những hoạt động logistics liên kết với nhau trong một chuỗi thống nhất giữa các công ty, chú trọng đến tính tương tác và kết nối giữa các chủ thể thông qua dòng thông tin, dòng sản phẩm, dòng tài chính. 
  • Logistics toàn cầu: Đây là hoạt động luân chuyển nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. 
  • Logistics thế hệ sau: Trong tương lai, ngành logistics sẽ ngày càng phát triển với nhiều hướng đa dạng và mang lại những cơ hội mới mẻ cho các nhà máy, xí nghiệp, công ty đang hoạt động. 

Vai trò của logistics

Logistics đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Cụ thể: 

Vai trò của logistics đối với nền kinh tế

Vai trò của logistics đối với nền kinh tế được chia làm 2 yếu tố cơ bản: 

Vai trò với hoạt động kinh tế quốc tế

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới có sự giao thương, trao đổi hàng hóa, nhu yếu phẩm để mở rộng thị trường, tiếp cận được nhiều khách hàng. Điều này kéo theo nhu cầu về vận tải, dịch vụ vận chuyển, kho bãi cũng tăng nhanh. Từ đó, vai trò của logistics càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 

Logistics là gì? Vai trò của logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp
Logistics đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế

Logistics đóng vai trò liên kết hoạt động kinh tế quốc tế, tối ưu hóa chu trình lưu chuyển hàng hóa từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đến khâu phân phối thành phẩm đến tay khách hàng. 

Nhờ có hoạt động logistics, doanh nghiệp sẽ khắc phục được yếu tố không gian, thời gian và chi phí sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, Logistics còn góp phần mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế. Các nhà sản xuất kinh doanh có cơ hội chiếm lĩnh thị trường với sản phẩm chất lượng, mặt khác thị trường kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng, phát triển. Logistics giúp giảm chi phí nhờ dịch vụ đa dạng trọn gói, tránh các thủ tục rườm rà ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển hàng hóa. 

Vai trò với hoạt động kinh tế quốc dân

Logistics đóng vai trò quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia có vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, phương thức lao động khác nhau nên cần có sự sắp xếp, phân phối ngành sản xuất, khu công nghiệp hợp lý nhằm tối ưu hiệu quả. 

Một hệ thống logistics chuyên nghiệp sẽ góp phần phân bố ngành sản xuất hợp lý, đảm bảo tính cân đối và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế quốc dân tăng trưởng mạnh. 

Nếu việc lưu thông, phân phối, trao đổi hàng hóa giữa các công ty trong nước và nước ngoài được thông suốt, có hiệu quả sẽ giúp ngành sản xuất phát triển mạnh. Chúng ta có thể nhận thấy, logistics là sự liên kết kinh tế  trong quá trình sản xuất, phân phối hàng hóa. 

Do đó, hoạt động logistics đóng một vai trò thiết yếu giúp nền kinh tế quốc dân tăng trưởng vượt trội. Theo thống kê, tại các nước như Nhật, Mỹ, chi phí logistics chiếm 10-13% GDP; riêng Việt Nam chi phí logistics chiếm khoảng 25% GDP. Qua đó cũng có thể thấy hoạt động logistics tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân. 

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển trái cây từ Bắc chí Nam đạt chuẩn chất lượng

Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, logistics mang đến nhiều lợi ích thiết thực và đóng vai trò cực kỳ quan trọng. 

Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường khả năng cạnh tranh và giảm chi phí sản xuất tối ưu. 

Logistics là gì? Vai trò của logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp
Logistics nâng cao hiệu quả quản lý cho doanh nghiệp

Logistics góp phần giảm chi phí hoạt động lưu thông phân phối cho các doanh nghiệp. Giá cả hàng hóa được tính bằng giá ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Nếu chi phí này được tối ưu, hàng hóa sẽ có giá bán rẻ hơn, thu hút được quan tâm của nhiều khách hàng, mang lại hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh. 

Logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của doanh nghiệp vận tải giao nhận trên toàn thế giới. Trước kia, ngành kinh doanh dịch vụ vận tải chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn lẻ, thuần túy, đơn giản. Nhưng khi có sự xuất hiện của logistics, các dịch vụ giao nhận hàng hóa trở nên phong phú và đa dạng hơn rất nhiều nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó, sẽ làm gia tăng giá trị kinh doanh của doanh nghiệp và thu hút khách hàng đầu tư nhiều hơn. 

Thông qua dịch vụ logistics trọn gói, doanh nghiệp rút ngắn được thời gian giao nhận từ 5-6 tháng xuống còn 2 tháng, giúp nâng cao tỷ suất lợi nhuận lên gấp 3-4 lần sản xuất thông thường. 

Logistics có vai trò phát triển, mở rộng thị trường giao nhận, buôn bán quốc tế. Logistics được đánh giá là chiếc cầu nối trong quá trình vận chuyển hàng hóa, khai thác và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. 

Logistics giảm chi phí, góp phần hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Theo thống kê, riêng khoản chi phí tiêu tốn cho các giấy tờ, thủ tục rườm rà đã tiêu tốn hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của doanh nghiệp. 

Logistics với dịch vụ trọn gói chuyên nghiệp đã giảm các chi phí giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế và giảm khối lượng công việc văn phòng đáng kể. 

Quy trình dịch vụ logistics cơ bản

Quy trình logistics cơ bản trải qua 8 bước cụ thể dưới đây:

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ liên hệ đến đơn vị vận tải cung cấp dịch vụ giao nhận uy tín thông qua các kênh Google, Facebook, Zalo… 

Bước 2: Khách hàng trao đổi cụ thể về nhu cầu, mục đích của mình. Sau khi thống nhất, 2 bên lấy booking và bill có đầy đủ thông tin về ngày giờ, địa điểm giao nhận. 

Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ liên quan đến hàng hóa vận chuyển, xuất nhập khẩu. Đơn vị vận tải có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ hồ sơ cho khách hàng. 

Bước 4: Vận chuyển và tiến hành thủ tục xuất nhập khẩu cho lô hàng này. Đơn vị vận tải xuất trình giấy tờ, chứng từ hàng hóa cho hải quan và nộp thuế theo quy định của nhà nước. 

Bước 5: Bốc xếp hàng hóa lên xuống xe hàng. 

Bước 6: Gửi hướng dẫn lập Bill cho các đơn vị liên quan đến lô hàng. 

Bước 7: Nhận Bill gốc và gửi lại cho người xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Bước 8: Lưu hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa để đối chiếu trong trường hợp sự cố ngoài ý muốn. 

Sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng

Hoạt động logistics và chuỗi cung ứng trong một số trường hợp được xem là tương đương, có thể thay thế lẫn nhau một cách linh hoạt, hiệu quả. Tuy nhiên, 2 khái niệm này có sự khác biệt rõ ràng và khách hàng cần nhận biết để tránh nhầm lẫn. 

Logistics là gì? Vai trò của logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp
Logistics và chuỗi cung ứng có sự khác nhau

Chuỗi cung ứng là chuỗi tất cả các hoạt động có sự nối tiếp với nhau trong quá trình sản xuất, hình thành sản phẩm và đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng. 

Logistics đóng vai trò nhấn mạnh vào việc vận hành, tác động vào chuỗi hoạt động đó với mục đích mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng phản ánh mối liên quan của bản thân doanh nghiệp đến hoạt động sản xuất hàng hóa nội bộ công ty. Còn logistics là dịch vụ do các doanh nghiệp chuyên nghiệp khác cung cấp. 

Hiểu đơn giản thì là dây chuyền sản xuất bánh mì còn logistics là quá trình cung cấp đường, bơ, sữa, bột mì để nhào trộn, đưa vào khuôn, lò nướng và chuyển qua giai đoạn đóng gói. 

Ý nghĩa của Logistics trong kinh doanh

Tầm quan trọng của logistics trong kinh doanh được đánh giá cao và là yếu tố không thể nào thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp. Cụ thể: 

Logistics là gì? Vai trò của logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp
Logistics có ý nghĩa đặc biệt trong kinh doanh
  • Logistics góp phần giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành, tiết kiệm chi phí vận chuyển và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 
  • Logistics hỗ trợ thực hiện hoạt động Marketing của doanh nghiệp bằng cách cung cấp sản phẩm đúng thời điểm khách hàng cần, nâng cao hiệu quả và thu hút được số lượng khách hàng tiềm năng cao nhất. 

4 hình thức quản trị trong logistics

Hiện nay, có 4 hình thức quản trị logistics phổ biến như sau: 

1 PL Logistics – First Party Logistics

Tại hình thức quản trị logistics này, doanh nghiệp phải tự mình thực hiện, chịu trách nhiệm với các hoạt động lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng thành phẩm đầu ra và thời gian đến tay người tiêu dùng. 

2 PL Logistics – Second Party Logistics

Doanh nghiệp có sự kết hợp giữa hoạt động quản trị logistics và thuê ngoài dịch vụ logistics cho các hoạt động nhất định trong chuỗi cung ứng của mình. 

3PL Logistics- Third Party Logistics

Doanh nghiệp tiến hành thuê công ty logistics uy tín với mục đích thực hiện các hoạt động cần thiết. Đây là hình thức phổ biến hàng đầu trên thị trường và doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ để chọn được dịch vụ logistics chất lượng như mong đợi. 

4PL Logistics – Fourth Party Logistics

Tất cả các hoạt động logistics đầu vào, phân phối, quản lý, điều hành, vận chuyển hàng hóa nội địa, quốc tế đều được thực hiện bởi đơn vị logistics chất lượng mà doanh nghiệp đã thuê. 

Các kiến thức và kỹ năng cần có trong ngành logistics

Muốn thành công và mang về những lợi ích thiết thực nhất, doanh nghiệp cần nắm được một số kiến thức và kỹ năng cần có trong ngành logistics dưới đây. 

Kiến thức trong ngành logistics 

Một số thuật ngữ và vai trò của chúng phổ biến trong ngành logistics cần nắm được bao gồm: 

  • Incoterms: Đây được hiểu là điều kiện về thương mại quốc tế giúp doanh nghiệp hình dung kỹ hơn về công việc của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Địa điểm giao hàng, chứng từ liên quan đều được quyết định dựa vào incoterms. 
  • Bộ chứng từ xuất nhập khẩu: Đây là giấy tờ quan trọng để hoàn thành việc xuất/nhập khẩu lô hàng. Ví dụ như chứng từ xuất khẩu invoice, hợp đồng, tờ khai,…
  • Bảo hiểm hàng hóa: Giúp đảm bảo an toàn cho lô hàng và tránh các rủi ro không mong muốn như mất mát, thất lạc, móp méo…
  • Khai báo Hải quan Vnaccs: Đây là nghiệp vụ quan trọng mà các doanh nghiệp làm logistics cần chú trọng. 
  • Thủ tục giao nhận hàng hóa: Đây là những văn bản giúp hoàn tất quá trình giao nhận hàng hóa. 
  • HS code, tính thuế, làm kiểm tra chuyên ngành: Đây là dịch vụ công ty logistics cung cấp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Kỹ năng cần biết trong logistic

  • Nắm bắt được tất cả công đoạn, quy trình logistics để kiểm soát được rủi ro trong quá trình hoạt động. 
  • Xây dựng kế hoạch dự phòng trong những trường hợp cần thiết. 
  • Thích ứng linh hoạt với những thay đổi trong chuỗi cung ứng. 
  • Bình tĩnh đối mặt với những áp lực, hòa nhập với công việc, chấp nhận rủi ro nếu có. 
  • Giải quyết vấn đề từ những điều nhỏ nhất, tháo gỡ khúc mắc để đạt hiệu quả như mong đợi. 
  • Trung thực trao đổi với khách hàng những vấn đề gặp phải để có hướng giải quyết đúng đắn, hợp lý nhất. 
  • Cải thiện hiệu quả công việc, nắm được thông tin về quản lý, giải tỏa căng thẳng, stress cũng là những kỹ năng cần thiết trong ngành logistics. 

Trên đây là những thông tin giải đáp về logistics là gì và tầm quan trọng của logistics đối với nền kinh tế và đối với doanh nghiệp. Dịch vụ logistics có ý nghĩa đặc biệt và mang lại hiệu quả tối ưu nên nhiều doanh nghiệp lớn đang đẩy mạnh thực hiện logistics trong thời gian gần đây. 

Đánh giá chúng tôi
Call
Zalo