Hướng dẫn cách đóng gói hàng dễ vỡ và những lưu ý khi vận chuyển

Khi vận chuyển hàng dễ vỡ, ngoài quy cách đóng gói đúng tiêu chuẩn, bạn cần quan tâm đến các quy định chung giữa các đơn vị vận và những lưu ý để tránh tình trạng không mong muốn xảy ra như nứt vỡ, hư hỏng. Hãy cùng Kiến Vàng HCM tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay dưới đây. 

Chuẩn bị vật liệu đóng gói phù hợp

Trước khi tìm hiểu cách đóng gói hàng dễ vỡ, bạn cần chuẩn bị các vật liệu cần thiết như sau: 

cách đóng gói hàng dễ vỡ
Cần chuẩn bị các vật liệu phù hợp để đóng gói hàng dễ vỡ
  • Thùng giấy carton: Tùy vào số lượng, kích thước và quy cách đóng gói của các loại hàng hóa khác nhau để chuẩn bị đúng mẫu thùng giấy carton phù hợp. 
  • Xốp bong bóng để bảo vệ vật phẩm: Giúp chống va đập, chịu lực tốt, đàn hồi cao, hạn chế tối đa tình trạng nứt vỡ, hư hỏng. 
  • Giấy báo/Giấy carton: Có thể được sử dụng để lót bề mặt hoặc quấn quanh hàng hóa khi thực hiện gửi hàng dễ vỡ từ địa điểm này đến địa điểm khác. 
  • Túi khí để lấp đầy không gian trống trong thùng, giúp bảo vệ tối đa hàng hóa khỏi những rung lắc khi vận chuyển. 
  • Mút xốp PE Foam: Cần lựa chọn loại chất lượng, êm ái, kích thước đa dạng, thích hợp cho nhiều chủng loại hàng hóa. 

Quy định chung về đóng gói hàng hóa gửi bưu điện, Vietnam Post, giao hàng tiết kiệm 

Mỗi đơn vị vận tải sẽ có những quy định chung về đóng gói hàng hóa dễ vỡ. Cụ thể: 

Quy định đóng gói hàng hóa gửi bưu điện 

Hàng gửi bưu điện cần đóng gói cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn
Hàng gửi bưu điện cần đóng gói cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn
  • Sử dụng các vật liệu làm đệm, làm đầy để bảo vệ hàng hóa tốt nhất, tránh tình trạng va chạm, nứt vỡ, rung lắc trong quá trình vận chuyển. 
  • Chọn hộp carton phù hợp với kích thước, trọng lượng của sản phẩm.  
  • Đánh dấu chiều của hàng hóa bên trong để tránh nhân viên đặt sai chiều, ảnh hưởng đến chất lượng, gây móp méo, đổ vỡ. 
  • Gói hàng đảm bảo có ít nhất một bề mặt phẳng, dán được thông tin bill gửi. 
  • Khi cố định, đóng gói hàng hóa không dùng dây thừng mà nên dùng dây nhựa bền bỉ. 
  • Những hóa đơn, giấy hướng dẫn nên bỏ hẳn vào bên trong thùng hàng tránh trường hợp bị rơi rớt, thất lạc. 
  • Với những loại hộp nhỏ nên dùng băng dính quấn quanh để bảo đảm kín đáo, chắc chắn. Hộp lớn có thể dính phần miệng thùng. 
  • Riêng đối với các loại hàng dễ vỡ như bóng đèn, lọ hoa, gốm sứ, mỹ phẩm… cần sử dụng xốp bong bóng cuốn kín sản phẩm. Hãy bọc riêng lẻ từng sản phẩm khác nhau, chèn kín chỗ trống bên trong thùng và dùng băng dính cố định nắp để đảm bảo sự an toàn tối đa khi vận chuyển. 
  • Đối với linh linh kiện điện tử nên sử dụng túi zip chống tĩnh điện, màng màng xốp foam, xốp hơi, hạt hơi… quấn quanh linh kiện và chèn lót bên trong hộp đựng để tránh rơi rớt, thất lạc, chập cháy… 

Quy định đóng gói hàng hóa gửi Vietnam Post 

Đối với các bưu kiện trong nước và quốc tế gửi Vietnam Post, bạn chỉ được gửi tối đa 30kg, chiều dài cộng chu vi lớn nhất không vượt quá 3m, chiều dài nhất bưu phẩm không quá 1.5m. 

cách đóng gói hàng dễ vỡ
Hàng gửi Vietnam Post cần tuân thủ kích thước, trọng lượng theo yêu cầu

Tùy vào nhu cầu của người gửi hàng để quyết định nên chọn hình thức gửi bằng đường thủy, đường bộ hay đường hàng không. Với bưu kiện lớn, kích thước cồng kềnh nên vận chuyển bằng đường biển. Bưu kiện yêu cầu thời gian nhận gấp nên chọn đường hàng không. Bưu điện bình thường chọn đường bộ để tiết kiệm chi phí vận chuyển. 

Đối với hàng dễ vỡ khi gửi Vietnam Post cần xử lý đặc biệt, đóng gói cẩn thận và ghi chú lên ngoài là “Hàng dễ vỡ” để đảm bảo tốt nhất chất lượng hàng hóa khi vận chuyển. 

Quy định đóng gói hàng hóa gửi giao hàng tiết kiệm 

Hàng gửi giao hàng tiết kiệm cần đóng gói sẵn trước khi thực hiện vận chuyển
Hàng gửi giao hàng tiết kiệm cần đóng gói sẵn trước khi thực hiện vận chuyển
  • Tất cả các bưu kiện gửi tại giao hàng tiết kiệm đều phải đóng gói sẵn trước khi vận chuyển, niêm phong bởi người bán. 
  • GHTK chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa “nguyên đai, nguyên kiện”, không chịu trách nhiệm với nội dung bên trong. 
  • Khối lượng tối đa là 20kg, kích thước mỗi chiều không quá 80cm với hàng liên miền, không quá 50cm với hàng nội miền, nội tỉnh. 
  • Nếu sản phẩm nhỏ có kích thước 6cmx3cmx8cm hãy bỏ vào phong bì để tránh thất lạc. 
  • Hàng hóa cồng kềnh có thể tính thêm cước khí theo khối lượng quy đổi. 
  • Hàng hóa cần được đóng gói cẩn thận, chịu được lực đè lên và không bị tác động bởi yếu tố thời tiết, độ ẩm, ánh sáng,…
  • Sử dụng giấy báo vò nhàu, hạt xốp hoặc giấy bọt khí để chèn kín chỗ trống bên trong hộp đựng carton. 
  • Dán kín miệng thùng bằng băng keo để không bị rơi sản phẩm bên trong ra ngoài. 
  • Riêng đối với hàng hóa là chất lỏng, hàng dễ vỡ phải được đóng gói đặc biệt, dán cảnh báo bên ngoài và chèn kín chỗ trống bên trong để đảm bảo an toàn tốt nhất. 

Các loại hàng hóa được xếp vào hàng dễ vỡ

Hàng hóa được xếp vào hàng dễ vỡ bao gồm:  

cách đóng gói hàng dễ vỡ
Hàng hóa dễ vỡ
  • Hàng hóa được làm từ chất liệu thủy tinh như chai lọ, bóng đèn, tượng nghệ thuật… 
  • Hàng hóa, mỹ phẩm chứa chất lỏng bên trong như nước hóa, siro, chai rượu… 
  • Hàng hóa là linh kiện, thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, màn hình, tivi… 
  • Hàng hóa phục vụ sinh hoạt hằng ngày như chén bát, dĩa làm từ gốm sứ. 

Cách đóng gói hàng dễ vỡ đúng quy cách

Quy cách đóng gói hàng dễ vỡ cụ thể được thực hiện thông qua các bước như sau: 

Bước 1: Dùng vật liệu phù hợp bảo vệ hàng hóa 

Sử dụng xốp bong bóng, xốp PE Foam, giấy báo/ giấy carton để quấn quanh hàng hóa, bảo đảm hàng không bị tương tác, va chạm vào nhau trong quá trình vận chuyển hàng dễ vỡ. 

Dùng những vật liệu phù hợp để bảo vệ hàng hóa
Dùng những vật liệu phù hợp để bảo vệ hàng hóa

Bước 2: Lót chống sốc bên trong thùng carton

Cách đóng gói hàng dễ vỡ cần phải biết là sau khi bọc từng loại hàng hóa riêng lẻ, bạn tiến hành bọc chống sốc bên trong thùng carton bằng mút xốp PE Foam, xốp bong bóng hay giấy báo đã bóp nhàu. 

Trường hợp hàng hóa cồng kềnh, có kích thước lớn hãy sử dụng mút xốp PE Foam để lóp chống sốc giúp nâng cao hiệu quả và bảo vệ hàng hóa tốt nhất. 

>>> Xem thêm: Hóa đơn thương mại là gì? Chức năng, mục đích, vai trò của hóa đơn thương mại

Bước 3: Xếp gọn gàng hàng hóa vào thùng và chèn chỗ trống bên trong 

Bạn cần xem xét, bố trí hàng hóa vào thùng gọn gàng, ngăn nắp. Tại những chỗ trống, nên chèn thêm lớp lót bằng túi khí, giấy báo đã bóp nhàu để tránh tình trạng hàng hóa xê dịch, va chạm vào nhau trong khi vận chuyển. 

cách đóng gói hàng dễ vỡ
Chèn các chỗ trống sau khi sắp xếp hàng hóa ngăn nắp

Bước 4: Sử dụng thêm một lớp chống sốc và dán kín ở miệng thùng 

Sau khi đã sắp xếp, chèn chỗ trống, hãy nhớ đặt một lớp lót chống sốc bằng mút xốp PE foam, xốp bong bóng hay giấy báo đã bóp nhàu ở miệng thùng và dùng băng keo dán kín lại. 

Mặt ngoài của thùng carton nên có lưu ý “Hàng dễ vỡ” để nhân viên vận tải nhận biết và sắp xếp vị trí đặt hàng hóa phù hợp. 

Những lưu ý khi vận chuyển hàng dễ vỡ

Khi vận chuyển hàng dễ vỡ, nhân viên cần đảm bảo có một bề mặt nhẵn, phẳng có thể dán được bill gửi. Hãy đảm bảo đóng gói đúng quy cách và thùng carton được sử dụng chắc chắn, bền bỉ, dán kín miệng thùng. 

Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển hàng dễ vỡ cần nắm được những lưu ý cụ thể dưới đây: 

Phân loại hàng dễ vỡ

Phân loại hàng dễ vỡ là nguyên tắc quan trọng trước khi vận chuyển hàng hóa mà các đơn vị vận tải cần quan tâm. Tùy vào từng loại hàng hóa khác nhau để phân loại theo tiêu chuẩn: 

Cần phân loại hàng dễ vỡ trước khi vận chuyển
Cần phân loại hàng dễ vỡ trước khi vận chuyển

Phân loại theo kích thước: Kiện hàng lớn nên được sắp xếp ở dưới để tránh tình trạng đè nặng, gây móp méo cho các kiện hàng nhỏ. 

Phân loại theo chủng loại: Hàng dễ vỡ là các tượng nghệ thuật hoặc chai lọ thủy tinh đựng chất lỏng cần được sắp xếp ở vị trí an toàn. Những kiện hàng đựng chén bát, hàng tiêu dùng, đồ nội thất nên bố trí gọn gàng, tránh va chạm. 

Phân loại theo địa điểm: Với kiện hàng dễ vỡ vận chuyển đi xa có thể xếp ở trong và kiện hàng vận chuyển nội thành, nội miền xếp ở ngoài để thuận tiện cho quá trình bốc xếp hàng hóa. 

Nguyên tắc bốc xếp hàng dễ vỡ lên xe vận chuyển

Nếu các kiện hàng được đóng gói giống nhau, kích thước cùng carton đồng đều thì chỉ cần xếp chúng thành từng hàng cố định, gọn gàng. Sau đó, xếp chồng lên theo chiều cao của xe là được. 

Trường hợp hàng hóa nhiều chủng loại, kích thước cần sắp xếp các kiện hàng lớn trước rồi tiếp đến là các hàng hóa nặng và cuối cùng là hàng hóa nhỏ, nhẹ ở trên cùng. 

Nếu là hàng dễ vỡ như thủy tinh, sành sứ, hàng linh kiện điện tử… cần sắp xếp nhẹ nhàng, bố trí không gian hợp lý, bằng phẳng, tránh vật nặng đè lên để đảm bảo tối đa sự an toàn cho hàng hóa bên trong. 

Dịch vụ đóng gói hàng hóa và vận chuyển hàng dễ vỡ

Dịch vụ đóng gói hàng hóa và vận chuyển hàng dễ vỡ tại Kiên Vàng HCM tự tin với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường. 

cách đóng gói hàng dễ vỡ
Dịch vụ đóng gói hàng hóa và vận chuyển hàng dễ vỡ uy tín tại Kiến Vàng HCM

Kiến Vàng HCM không chỉ sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, sẵn sàng đóng gói vận chuyển các tài sản có giá trị cao, hàng dễ vỡ đảm bảo an toàn mà còn đáp ứng các yêu cầu của khách hàng từ đơn giản đến phức tạp. 

Đội ngũ nhân viên của Kiến Vàng HCM luôn phục vụ khách hàng 24/24. Riêng đối với dịch vụ vận chuyển các đồ điện tử, thiết bị văn phòng, khách hàng được hưởng những chính sách ưu đãi như miễn phí vận chuyển lên lầu, miễn phí tháo lắp điều hòa, miễn phí tháo lắp đồ nội thất dễ vỡ… 

Bên cạnh đó, Kiến Vàng HCM luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, triển khai quy trình đóng gói vận chuyển hàng dễ vỡ nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, cam kết đúng tiến độ. 

Kiến Vàng HCM cam kết đóng gói vận chuyển hàng hóa, đồ đạc cẩn thận, nhẹ nhàng, đền bù 100% giá trị hàng hóa trong các trường hợp hư hỏng, nứt vỡ do vận chuyển. Nhân viên của chúng tôi phục vụ và giải đáp thắc mắc của khách hàng 24/24 thông qua Hotline: 0913.30.31.33. 

Trên đây là cách đóng gói hàng dễ vỡ và những lưu ý cần biết khi vận chuyển. Nếu quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ của Kiến Vàng HCM, hãy liên hệ đến chúng tôi ngay hôm nay để được nhân viên tư vấn tận tình, chu đáo. 

Đánh giá chúng tôi
Call
Zalo