Mẫu văn khấn nhập trạch nhà mới đơn giản và chính xác nhất

Văn khấn nhập trạch chính xác giúp nghi thức cúng về nhà mới của bạn được thuận lợi, suôn sẻ và mọi việc tốt đẹp. Cùng Công ty Kiến Vàng xem qua bài viết để biết những lưu ý cần thiết khi đọc văn khấn nhập trạch nhà mới giúp gia đình không phạm sai lầm làm phật lòng các vị thần linh và gia tiên.

Tại sao phải đọc đúng văn khấn nhập trạch khi về nhà mới ?

Theo truyền thống tâm linh người Việt, trong bất kỳ nghi lễ nào thì gia chủ cũng phải thắp nhang và trình bày mục đích, mong muốn với các vị thần linh, gia tiên gọi là khấn. Lời khấn vừa thể hiện nguyện vọng vừa bày tỏ lòng thành của gia chủ đến các vị bề trên. Có điều, những tập tục cổ xưa, những lời văn tôn kính cũng như tên của các vị thần không phải ai cũng nhớ hết. Có người khi đọc thì quên hoặc đọc sai làm cho buổi cúng không thuận lợi, dễ dẫn đến cảm giác lo sợ xúc phạm các vị tối cao.

Hiểu được điều đó nên hầu như từ rất lâu, ông bà ta đã soạn ra các bài văn khấn để con cháu có thể dựa vào đó đọc rành mạch, chính xác, không làm các vị thần linh phật ý.

Nghi lễ nhập trạch về nhà mới đúng thủ tục mang đến tài lộc cho gia đình

Nghi lễ nhập trạch về nhà mới đúng thủ tục mang đến tài lộc cho gia đình

Với nội dung văn khấn lễ nhập trạch sẽ được chia làm 3 bài. Bài đầu tiên theo thứ tự đọc là văn khấn thần linh nhập trạch, tiếp theo là văn khấn nhập trạch nhà mới xin phép Tổ tiên. Bài cuối cùng là văn khấn lễ tạ sau khi đã nhập trạch. Gia chủ cần lưu ý thứ tự bài cúng về nhà mới sẽ xin phép thần linh trước, sau đó đến khấn tổ tiên và cuối cùng là lễ tạ, thứ tự này cố định, không thay đổi.

Ngoài ra, còn có thêm các mẫu văn khấn khác như là văn khấn an trạch, văn khấn về nhà khi mới thuê.

Nội dung văn khấn nhập trạch

Văn khấn nhập trạch xin phép thần linh

Gia chủ cần đọc nội dung văn khấn nhập trạch đầy đủ với lòng thành kính và trang nghiêm

Gia chủ cần đọc nội dung văn khấn nhập trạch đầy đủ với lòng thành kính và trang nghiêm

Văn khấn nhập trạch xin phép thần linh phải được đọc đầu tiên vì đây là nơi cai quản của các vị thổ công, vong linh,…Bài văn khấn nhập trạch với các vị thần linh có nội dung như sau:

Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.

Con tên là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Tân Dậu 1981,…)

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng…. năm….(nhằm  ngày ….. tháng…. năm…. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh.

Nêu cao chính đạo

Gia đình của chúng con vừa xây cất (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ này là….Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.

Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại….thờ phụng.

Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành,

Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.

Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cúi đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám.

Cẩn cáo!

Nam Mô A Di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Văn khấn nhập trạch xin phép gia tiên

Khi đã khấn các vị thần cai quản khu vực nhà mới của mình, gia chủ tiếp tục đọc văn khấn nhập trạch xin phép gia tiên đưa về nhà mới tiếp tục thờ phụng. Nội dung văn khấn xin phép gia tiên được trình bày dưới đây:

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG

Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH.

Con tên là ….. Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch)

Chúng con vừa dọn đến nhà mới ở địa chỉ:…………..

Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.

Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới …. để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Văn khấn lễ tạ sau khi nhập trạch

Khi nhang tàn, gia chủ tiến hành đọc bài văn khấn nhập trạch cuối cùng để lạy tạ các vị thần linh, ông bà đã đồng ý và cầu mong cuộc sống mới tốt đẹp, thuận lợi hơn.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật.

Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần.

Con kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị tôn thần.

Con lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.

Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:……………………………………………

Tín chủ chúng con là………………………………………………..

Ngụ tại………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày……….tháng………..năm…………….âm lịch.

Hương đăng chúng con đã bắc, lễ vật đã dâng trình, tâm niệm đã trình báo. Trước bản tọa chư vị tôn thần cúi xin hoan hỷ hải hà thụ nhận chứng giám. Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài, xin các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lại xin tạ ơn Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh, gia tiên nội – ngoại họ………………………..cúi xin thương xót con cháu, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Gia đình chúng con xin cảm tạ!

Tín chủ con lại xin tạ ơn các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đã đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Tạ ơn các vị đã phù trợ, giúp đỡ, che chở cho chúng con ở đây.

Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được hóa vàng tiến mã kính biếu các Ngài, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn an trạch

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Con lạy quan Đại vương hành khiển, quan  Chi thần, Tào phán quan.

Con lạy quan Nam Tào, Bắc Đẩu.

Con lạy Mẫu Thượng Thiên.

Con lạy Hội Đồng Các Quan.

Con lạy ông Thánh Hoàng làng, Thần Hoàng Bản Thổ.

Con lạy thần linh Táo Công Vua bếp.

Con lạy Quan Thần đất, Quan Thần gò.

Con lạy Quan Đại Sự Long thần Thổ thần.

Tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, …… tỉnh, ……….. Quận, …. ….. phường, nhà số ……

Con là ……., tuổi ………….., cùng đồng gia nhân………

Hôm nay, ngày …….. tháng ……. năm ….. (âm lịch)

Chúng con có nén hương, hoa và lễ vật. Chúng con kính dâng lên Vua Cha, Mẫu Mẹ, Hội đồng các quan về chứng lễ để (chúng) con xin nhập trạch về nhà (hoặc trụ sở) mới được may mắn thuận lợi, quan trần hàng xóm không gây phiền hà phức tạp gì, xung quanh nước chảy một dòng, thuận trên yên dưới. Chúng con xin cầu nguyện ba tháng hè, chín tháng đông cầu được ước thấy, cầu điều lành mang đến điều dữ mang đi, cầu nhân khang vật thịnh.

Chúng con xin tiếp tài, tiếp lộc, tiếp ngân, tiếp xuyến, tiếp lộc buôn bán làm cho gia trạch (cơ quan) gia trung luôn được bình an khoẻ mạnh, ngày một tốt đẹp.

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn về nhà mới thuê

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng……. năm……….

Gia đình và các thành viên chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ trang nghiêm, với các lễ quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, các vị thần thánh, ông bà cha mẹ, chúng con đã chuyển đến ngôi nhà mới.

Cúi xin các các ngài các cụ, ông bà cùng nội ngoại họ ……………….. thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, tài lộc, gia đao đạo hưng thinh, bình an mạnh khoẻ. Chúng con nghiêm nghị lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Đọc văn khấn nhập trạch như thế nào?

Văn khấn nhập trạch cúng thần linh và gia tiên không yêu cầu gia chủ phải học thuộc. Bạn có thể in ra và đọc to nhỏ tùy ý. Nhưng bắt buộc khi đọc phải tịnh tâm, thành kính và trịnh trọng. Nếu như nhà mới là chung cư thì văn khấn nhập trạch chung cư phải khấn chính xác địa chỉ, số nhà, số phòng và tầng lầu. Bài khấn này cũng có thể dùng để khấn nhập trạch cho nhà thuê.

Gia chủ có thể in văn khấn nhập trạch thần linh và gia tiên ra đọc, không yêu cầu học thuộc

Gia chủ có thể in văn khấn nhập trạch thần linh và gia tiên ra đọc, không yêu cầu học thuộc

  • Khi nào đọc: Đọc văn khấn nhập trạch thường diễn ra trong lúc lễ cúng, khi gia đình chính thức bước chân vào ngôi nhà mới.
  • Đọc to hay nhẩm: Có thể đọc to thành lời hoặc đọc nhẩm tùy thuộc vào tín ngưỡng và truyền thống gia đình.
  • Số lần đọc:
    • Đọc một lần: Quan điểm này cho rằng chỉ cần đọc văn khấn một lần với sự thành tâm và trang trọng là đủ để thể hiện lòng thành kính đối với thần linh và gia tiên.
    • Đọc ba lần: Quan điểm này dựa trên quan niệm về “tam tài” (Thiên – Địa – Nhân) và “tam sinh” (sinh – lão – bệnh – tử) thể hiện sự tôn kính đối với cả ba cõi và cầu cuộc sống viên mãn, sung túc.
  • Vái và số lần vái: Sau khi đọc xong, gia đình có thể thực hiện việc vái, số lần có thể là 1, 3, 9, hoặc theo truyền thống tôn giáo cụ thể. Việc vái thường là biểu tượng của sự tôn trọng và lòng thành kính.
  • Tư thế khi đọc: Tư thế đứng hoặc quỳ cũng phụ thuộc vào truyền thống và thói quen gia đình. Nhiều gia đình lựa chọn tư thế quỳ để thể hiện sự kính trọng và tâm linh cao.

Những điều gia chủ cần biết khi đọc văn khấn lễ nhập trạch

Khi chuẩn bị mâm cúng và hoa quả đầy đủ, gia chủ bắt đầu thắp nhang và đọc văn khấn nhập trạch

Khi chuẩn bị mâm cúng và hoa quả đầy đủ, gia chủ bắt đầu thắp nhang và đọc văn khấn nhập trạch

Thời điểm tiến hành lễ nhập trạch thích hợp nhất khi gia đình bắt đầu dọn về nhà mới. Gia chủ sẽ:

  • Cầm bát hương và bước qua lò lửa đặt trước cửa.
  • Thành viên khác mang theo đồ may mắn hoặc trái cây như xoài, hồng, lê, táo đỏ,….
  • Gia đình tiến hành bày lễ và quay về hướng hợp tuổi chủ nhà.
  • Khi mọi việc chuẩn bị đã hoàn tất, chủ nhà thắp nhang rồi đọc văn khấn nhập trạch.
  • Cuối cùng, khi nhang tàn thì hóa tiền vàng và đốt luôn những tờ giấy ghi văn cúng lễ nhập trạch.

Trong thời điểm chuẩn bị nghi lễ nhập trạch, chắc chắn sẽ có rất nhiều mối bận tâm và có thể bị sai sót hoặc rơi rớt đồ ảnh hưởng không tốt. Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ vận chuyển nhà mới, gia chủ nên tìm hiểu các dịch vụ này khi cần chuyển nhà.

Lưu ý, bạn nên quan tâm lựa chọn các cơ sở uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và làm việc rõ ràng có đảm bảo để tránh sai sót xảy ra không mong muốn.

Do đó, hãy liên hệ với Kiến Vàng HCM để sử dụng dịch vụ vận chuyển nhà trọn gói của chúng tôi. Trong 10 năm qua, chúng tôi đã tiến hành chuyển nhà, công ty, văn phòng cho rất nhiều đối tác như Tập đoàn FPT, Ngân hàng Vietcombank, Trường Cao đẳng Quốc tế Kent,…Với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm cùng phương tiện, thiết bị hiện đại, Kiến Vàng HCM cam kết mang đến dịch vụ vận chuyển nhà nhanh nhất và an toàn nhất cho gia đình bạn.  Bạn chỉ việc chuyển bàn thờ, chuẩn bị thủ tục nhập trạch chính xác, còn lại tất cả đồ dùng đều sẽ được Kiến Vàng HCM hỗ trợ.

Có thể bạn cần: Dịch vụ dọn nhà trọn gói Kiến Vàng HCM

Đánh giá chúng tôi
Call
Zalo
Zalo